Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

VŨ THUẬT VÀ NGÔN THUẬT

          Vũ thuật đối với các chú công an thì đó là nghiệp vụ hay nói cách khác thì đó là "nghề" rồi, tuy vậy ngôn thuật của các chú cũng vào loại xuất sắc có thể so tài với bất cứ một chuyên gia ngôn ngữ học nào. Thôi thì cứ lấy ra vài minh chứng:

Di ảnh anh Nguyễn Văn Khương
       1. Ngày 23/7/2010 nguyên thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp ( công an huyện Tân Uyên, tỉnh Bắc Giang) chỉ có hành vi "lôi đẩy" anh Nguyễn Văn Khương vào phòng làm việc mà khiến nạn nhân tử vong tại chỗ! Chỉ vì hành vi "lôi đẩy" này mà Nghiệp đã phải đền bù cho gia đình nạn nhân 155 triệu đồng và 7 năm "bóc lịch" tại trại giam.

Nạn nhân Trịnh Xuân Tùng
        2. Ngày 28/2/2011 nguyên trung tá Nguyễn Văn Ninh (công an phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) chỉ có " giằng co nhau" ( từ của Báo CAND) với ông Trịnh Xuân Tùng mà nạn nhân gãy đốt sống cổ và tử vong hơn một tuần sau đó. 

Vợ con anh Đức bên quan tài. Ảnh: Báo Người lao động
       3. Ngày 29/5/2013 anh Nguyễn Văn Đức sau một đêm ở trại tạm giữ của công an thành phố Vĩnh Long thì đã tử vong với " thương tích đầy mình ...bị gãy 2 xương sườn ở 2 bên, nứt sọ, có vết thương dưới nách trái ". Và thật bất ngờ "Một công an giải thích nhanh với gia đình là bác sĩ cấp cứu, hô hấp đã “quá tay” nên làm gãy 2 chiếc xương sườn (?!) . Theo Sơn-Thi-Thư nên đặc cách phong Giáo sư Ngôn ngữ học cho chú công an này. Vụ này có điều lạ nữa là " Đến chiều 4-6, cơ quan Thi hành án Hình sự TP Vĩnh Long yêu cầu gia đình bà nhận khoảng mười mấy triệu đồng gọi là tiền hỗ trợ cho cái chết của Đức ". Một việc làm cho đến người nhà nạn nhân cũng không hiểu nổi: "Con tôi bị cho là nghi can, đâu phải con “quan” hay người có công gì đâu mà được giải quyết “chế độ”. 

       Kết luận: "Lôi đẩy", "giằng co", "hô hấp quá tay"... đều có thể gây chết người nên đề nghị khi thực hiện các hành vi này phải hết sức cẩn thận, đặc biệt là các chú công an - những người không những có nội công thâm hậu mà còn siêu hạng về ngôn thuật.


* Mời đọc thêm:
- Bình ảnh công an đánh người.
- Ảo thuật ngôn từ.
- Sự bao biện của ngôn ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét